Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam “Giải Pháp Hiệu Quả Giúp Doanh Nghiệp Việt Vượt Khủng Hoảng, Phát Triển Bền Vững Trong Và Sau Đại Dịch Covid 19”
PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh
Viện Quản trị Tinh gọn GKM
Khủng hoảng COVID-19 đã khiến không ít doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, việc doanh nghiệp không ngừng thay đổi chiến lược để cắt giảm chi phí lãng phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt động đồng thời cân đối yếu tố tăng trưởng vững bền là điều không đơn giản. Thấu hiểu những trăn trở này, Viện Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam tiếp tục đồng hành cùng các chủ doanh nghiệp trong Chương trình CEO Tinh Gọn lần thứ 50 để giúp doanh nghiệp tạo bước đột phá trong tổ chức của mình theo trường phái Quản Trị Tinh Gọn Made in Vietnam với chủ đề Quản trị Thuần Việt.
Chương trình CEO Tinh gọn Made in Vietnam với chủ đề hoàn toàn mới Quản trị Thuần Việt tập trung thúc đẩy kiến tạo nền tảng Quản trị để doanh nghiệp Việt phát triển các sản phẩm Made By Vietnam (MBV) một cách bền vững. Ở Module 1, PGS-TS Nguyễn Đăng Minh nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của Tâm Thế với doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp cài đặt cho mình hệ tư duy tinh gọn để chỉ ra những nguyên nhân và thực hiện giải pháp cho những vấn đề trong tổ chức của mình. Những vấn đề lớn này đều là nỗi trăn trở, là áp lực hữu hình và vô hình của người quản lý doanh nghiệp.
Thông qua những ví dụ thực tế sinh động ở từng doanh nghiệp, PGS-TS Nguyễn Đăng Minh đã giúp các doanh nghiệp nhận ra tài sản quý giá nhất của công ty không phải máy móc hay thiết bị hiện đại, mà chính là tâp hợp những con người thấu hiểu và kết hợp ăn ý cùng Gene GKM (Gene kiến tạo Made by Vietnam). Đây là nền tảng cơ bản của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nhân rất tâm đắc với module 2 (Quản trị Tư duy Tinh gọn Made in Vietnam), anh Đào Huy Phong, CEO Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Thực phẩm và Dinh dưỡng FNC chia sẻ:
“Mình dự định về nhà sẽ tiến hành ngay việc đào tạo về chất lượng, trước đó công ty mình làm khá là sơ sài. Trước giờ ở công ty mình ít chia sẻ cho người lao động hiểu rõ về ý nghĩa công việc họ làm đối với xã hội. Mục tiêu doanh nghiệp của mình là thực sự muốn làm ra sản phẩm tốt cho xã hội, nhưng mình chưa làm tốt việc truyền được cảm hứng tới cho công nhân viên, nên anh em chỉ đang nghĩ nhiều về cơm áo gạo tiền. Khi kết thúc buổi học mình về sẽ chia sẻ luôn.”
Anh Nguyễn Văn Hùng, một CEO khác cũng chia sẻ sau khi đến với module 2:
“Tôi rất tâm đắc với công thức doanh thu – chi phí, và đã có 1 cách nhìn khác về nó. Tôi hơi băn khoăn là tại sao thầy lại không nhấn mạnh vào doanh thu? Sau đó tôi hiểu ra rằng doanh thu đôi lúc phụ thuộc vào thị trường và giá bán, mình ko hoàn toàn quyết định được, nhưng mình chắc chắn có thể tác động điều chỉnh chi phí.
Việc định danh và chia ra được chi phí thực và chi phí lãng phí là 1 cuộc cách mạng đối với tôi. Tôi rất tâm đắc với phần giảng về Lãng phí vô hình. Tôi thấy bản thân mình phải có khả năng nhận thức tốt hơn. Mình nâng được bao nhiêu thì lãng phí vô hình càng được giảm bấy nhiêu. Quá trình tăng trưởng nhận thức cũng là quá trình phát triển bản thân, tu tập của mình nữa.”
Với module 3 (Khoa học Giải quyết vấn đề), một CEO ở Quảng Ninh thể hiện sự tâm đắc:
“Trước giờ tôi không thích làm việc với nhiều người. Do vậy tôi thường tìm những mảng liên quan đến đầu tư vì được 1 mình tự quyết định. Thời gian vừa rồi tôi bắt đầu tham gia gánh vác doanh nghiệp cùng với gia đình. Trong các lĩnh vực tôi đều được yêu cầu tham gia để học và dần dần chuyển giao. Đối với tôi, điều này tạo nên áp lực rất lớn và đôi lúc khá sốc. Tôi đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Sau khi học xong module này tôi thấy nhẹ nhàng hơn nhiều. Tôi biết cách chia nhỏ và có một bộ phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề. Tôi đã có định hướng mình cần làm gì và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp mình như thế nào.”
Tâm đắc với module 4 (Quản trị Chiến lược Tinh gọn Made in Vietnam), anh Nguyễn Ngọc Thắng, CEO công ty Greenteck chia sẻ:
“Chiến lược tốt sẽ thúc đẩy giá trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp của mình sẽ mang lại cho người lao động những điều như tài chính, cuộc sống, niềm vui. Bản thân người lao động khi hiểu thấu những chiến lược này, thì họ sẽ gắn bó và đồng hành cùng với doanh nghiệp. Bản thân người CEO cũng thực sự cần phải biết mình muốn doanh nghiệp đi đâu về đâu, thì doanh nghiệp mới bền vững được.”
Một CEO khác đã phát biểu:
“Ngày trước ở công ty cũ, khi bàn về chiến lược mình chỉ thấy nói về doanh số bao nhiêu, công ty lớn mạnh thế nào, quy mô thế nào… chứ không được biết đến những điều học hôm nay.
Các công ty nhỏ thường sẽ không đề ra chiến lược và trước buổi học này, công ty mình cũng không thực hiện việc đó. Mình nghĩ rằng người doanh nhân phải thực sự có sự tâm huyết với xã hội và với những việc đang làm, có khát vọng thì họ mới đủ năng lượng để truyền thổi cho những người khác. Trước đây cũng có người giục mình phải làm chiến lược, sứ mệnh… nhưng đến hôm nay thì mình mới thấu hiểu điều đó. Mình sẽ xây dựng chiến lược dựa trên những cái gì khả thi chứ không phải hô to rồi cất vào góc.
Chiến lược có Tâm thế sẽ làm giảm các vấn đề của xã hội, Tâm thế là nền tảng để xây dựng chiến lược mà doanh nhân nên hướng đến.”
Với module 5 (Quản trị Nhân sự Tinh gọn), một CEO chia sẻ:
“Tôi rút ra được bài học là muốn nhanh thì phải từ từ và cần bắt đầu đúng. Tất cả cần từ gốc đi lên. Trước kia tôi thường muốn đi tắt đón đầu, nghe đủ các kiểu quảng cáo khoá học, quy trình, về sau vứt đi hết không dùng tới. Tôi thấy muốn có nhân sự tốt mình phải làm từ đầu, làm từ gốc. Nếu chỉ muốn hớt váng nhân sự thì sẽ không bền vững, còn nếu xác định làm công ty lâu dài thì phải bài bản từ tuyển dụng, thử việc tới đào tạo nhân sự. Điều rất quan trọng nữa là hệ thống nhân sự đó phù hợp với nền tảng và hệ thống triết lý của doanh nghiệp.”
Tin GKM, tháng 5, 2022